Thứ Năm, 31 tháng 5, 2018

Cách thở và rặn thế nào là đúng cách nhất

Tags

[vc_row][vc_column][vc_column_text]Cách thở và rặn là rất quan trọng. Thời gian chuyển dạ thường bắt đầu từ khoảng tuần 38-40 của thai nhi và quá trình này thường kéo dài khoảng từ 6 – 12 giờ và thậm chí 12 – 24 giờ với người sinh lần đầu.


Thông tin về những cơn co và thời điểm rặn khi chuyển dạ


Bạn sẽ thấy có những cơn co ở gò tử cung khoảng 10-15s cùng với tần số khoảng 10 phút/lần và bạn sẽ có cảm giác đau nhẹ. Tiếp đó, khi mà gần đến lúc bạn rặn sinh thì cơ co sẽ kéo dài hơn chút khoảng 15-20s, hoặc 30-40s cùng với tần số thường xuyên hơn là 3 lần/10 phút cảm giác đau càng mạnh hơn. Lúc này cho biết là các mẹ cần rặn để sinh ra em bé. Và chú ý khi dặn hay dồn lực xuống bụng. Có nhiều trường hợp bà mẹ dặn không đúng cách nhẹ thì sẽ bị dồn hơi lên mặt gây nổi mẩn đỏ còn trường hợp xấu hơn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.


cach-lay-hoi-va-dan-luc-sinh-avar-1

Trong cơn co thường có 3 giai đoạn là: Thì co, thì kéo dài và thì nghỉ.


Thì co: Các bạn có cảm giác bụng sẽ cứng lên, đau đớn ngày càng mãnh liệt đến khi đau nhất thì sẽ chuyển sang thì kéo dài. Thời gian này các ông chồng hãy năm thật chăn tay các bà vợ nhé.


Thì kéo dài: Bắt đầu từ đau nhất sau đó giảm dần dần cho đến không đau nữa thì đó là kỳ nghỉ.


Thì nghỉ: Ở thì này cảm giác đau là nhẹ nhất, lúc này thai nhi được nghỉ ngơi để phục hồi lại lực chuẩn bị cho bước tiếp theo lại bước vào cơn co mới rặn hiệu quả hơn. Chu kỳ này lặp đi lặp lại cho tới khi bé nhà bạn chào đời.


Các mẹ cần phải thở như thế nào?


Nên tập trung và hít thở thật sâu và tập thở nhanh dần khi bạn bắt đầu cảm nhận thấy đau ở gò tử cung. Hãy hít bằng mũi, thở ra bằng miệng, khi các cơn đau càng tăng lên thì phải thở càng gấp, nông hơn cùng với tần suất và nhịp thở tăng dần khi ở kì kéo dài. Làm sao để thở mà ra tiếng rít giống như kiểu tiếng huýt sáo đó.


cach-lay-hoi-va-dan-luc-sinh-5

Cho tới khi bạn cảm nhận được cơn đau giảm thì hãy thở chậm lại, sâu hơn cùng với tần suất giảm dần. Khi ở thì nghỉ các bạn nên thở sâu hơn và nhẹ nhàng để lấy lại năng lượng cho kì co tiếp theo tránh để tình trạng mất sức. Cần phải rặn đúng cách thì bé nhà bạn mới có thể chào đời nhanh chóng và người mẹ cũng được an toàn, tránh tình trạng người mẹ mất sức quá, em bé bị ngạt thở khi chưa được chào đời.


Các mẹ cần phải rặn như thế nào?


Cần phải hít và thở một hơi thật sâu khi bạn cảm nhận được cơn co tử cung đó là lúc bụng cứng dần lên và có những cơn đau xuất hiện. Tiếp theo, bạn nín thở, ngậm miệng thật chặt, tay nắm chặt lấy thành bàn sinh và 2 chân thì đạp thật mạnh vào 2 ống treo cổ chân hơi được dồn xuống ở phần bụng dưới có tác dụng đẩy thai ra ngoài. Trong trường hợp bạn cảm thấy hết hơn thì hãy hít một hơi thật sâu và tiếp tục rặn cho tới khi bạn không cảm thấy đau nữa.


Tư thế khi rặn: Lưng thẳng áp vào mặt bàn sinh, mong phải công lên phía trước. Cố gắng không để phát ra tiếng âm thanh quá lớn, để thuận tiện cho các lần chuyển đổi cơn co bạn cần phải dưỡng sức, hít sâu sau mỗi cơn co để tập trung và có sức cho các cơn co sau.


Chú ý: Đối với các mẹ sinh con so, thì rặn sinh thường kéo dài hơn từ 30-40 phút(Chỉ 20-30 phút đối với người sinh con thứ 2 trở đi) và chia thành nhiều đợt rặn hơn thì mới đến giai đoạn xổ thai.


Khi thai xổ rồi thì sẽ có sự giúp đỡ của bác sĩ để bé nhà bạn được chào đời.


Trên đây là một số nhưng kinh nghiệm khi sinh con cho các mẹ sinh lần đầu. Trong giai đoạn mang thai sẽ có ảnh hưởng nhiều đến tình trạng sức khỏe và tâm lý của các mẹ rất nhiều vậy nên các ông chồng hãy chú ý nhé. Hãy thể hiện tình cảm thật nhiều, hãy chú ý quan tâm đến bà vợ mình. Thiên chức làm mẹ rất thiêng liêng nhưng cũng là 1 điều hi sinh cho các ông chồng đấy nhé. Sau khi sinh các bà mẹ cần được chăm sóc tốt để có thể hồi phục sức khỏe sau khi sinh. Và chăm sóc tâm lý của các mẹ cũng là 1 việc rất quan trọng đấy ạ.


Chúc các ông bố bà mẹ trẻ sẽ có những thiên thần bé bỏng của mình![/vc_column_text][/vc_column][/vc_row]


Nguồn: http://bit.ly/2stoYfB - Shop Bé Bụ Bẫm
Website: https://bebubam.com


EmoticonEmoticon