Khi các mà mẹ nấu cháo cho trẻ luôn thắc mắc không biết nên nêm mắm hay muối khi nấu cháo cho bé.
“Con tôi 8 tháng tuổi. Tôi cho cháu ăn cháo xay nhuyễn ngày 2 lần, mỗi lần một chén nhỏ, như vậy có ít quá không thưa bác sĩ.
Mỗi lần nấu cháo cho con tôi thường nêm một chút muối hay nước mắm vào cháo cho bé. Như vậy có tốt cho cháu không? Nên dùng mắm hay muối, hay gia vị gì thì tốt cho bé”?
Nêm mắm hay muối cho bé khi nấu cháo 1
Khi nấu cháo cho trẻ nên nêm gia vị thế nào?
Trả lời câu hỏi trên Vnexpress, Thạc sĩ bác sĩ Doãn Thị Tường Vi – Phòng khám dinh dưỡng, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội cho biết:
Bé 8 tháng tuổi một ngày ăn hai bữa cháo là hơi ít, bạn nên cho cháu ăn ba bữa bột hoặc cháo xay nhuyễn, mỗi lần một bát ăn cơm. Khi nấu bột hoặc cháo bạn nên thay đổi trong ngày, cho mỗi bát khoảng 20 g thịt hoặc cá, trứng…, rau lá và dầu mỡ.
Khi nấu cháo bạn không cần phải cho nước mắm hay muối cho bé. Ngoài một tuổi mới nên cho một chút nước mắm (một đến hai giọt trong một bát). Nói chung bạn không nên tập cho bé thói quen ăn mặn sẽ không tốt cho trẻ.
Trong năm đầu tiên sữa vẫn là thực phẩm chính cho bé, vì vậy ngoài 3 bữa ăn cháo, bé vẫn cần uống sữa 700-900 ml một ngày. Có thể tập cho bé ăn sữa chua hoặc hoa quả xen kẽ sau bữa ăn khoảng 30 phút.
Ngoài ra Sức khỏe đời sống còn dẫn lời PGS.TS Nguyễn Ngọc Sáng, Chuyên khoa Nhi – Trường Đại học Y-Dược Hải Phòng về vấn đề này như sau:
Có rất nhiều bà mẹ cũng thường hỏi: Nên hay không nêm gia vị vào thức ăn của trẻ? Các bà mẹ luôn băn khoăn không biết nên gia vị như thế nào khi chế biến món ăn cho bé? Nêm hay không? Nhiều hay ít? Và đôi khi các mẹ chế biến món ăn theo khẩu vị, thói quen của mình. Và một số quan niệm rằng phải nêm gia vị vào đồ ăn cho trẻ tuổi ăn dặm như vậy bé mới ngon miệng.
Tuy nhiên, quan niệm này tiềm ẩn nhiều nguy cơ lâu dài cho sức khỏe của trẻ. Chúng tôi xin tư vấn như sau: Nồng độ muối cũng như nhiều nguyên tố hóa học khác được giữ ở mức tương đối cân bằng nhờ vào hoạt động của hệ thần kinh, nội tiết, tiết niệu và tiêu hóa.
Vì thế, nếu trẻ bị thiếu muối ít, cơ thể sẽ tự thích ứng bằng cách làm giảm đào thải natri qua nước tiểu và mồ hôi. Cơ thể cũng sẽ có cảm giác thèm ăn mặn hơn nên sẽ sớm có được lượng muối cần thiết trong cơ thể.
Chức năng thận của trẻ 7 tháng tuổi rất non nớt và việc nạp quá nhiều muối có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng ở thận. Ngoài ra, cũng có những bằng chứng cho thấy ăn nhiều muối trong giai đoạn ăn dặm sẽ gây tổn thương não bộ.
Thêm nêm muối/ mắm khi nấu bột, cháo sẽ tập cho bé thói quen ăn nhiều muối khi trẻ lớn hơn. Hậu quả là bé sẽ phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp, tim mạch trong tương lai.
Natri và Clo, thành phần chủ yếu của muối, là hai nguyên tố có vai trò hết sức quan trọng trong cân bằng thể dịch trong cơ thể, sự tồn tại và hoạt động bình thường của tất cả các tế bào, hoạt động chức năng của tất cả các cơ quan và bộ phận trong cơ thể.
Điều này có nghĩa rằng dù là bé mới sinh hay đã lớn đều cần muối. Tuy nhiên, tùy vào từng độ tuổi mà trẻ cần lượng muối khác nhau. Cụ thể con bạn 7 tháng tuổi nhu cầu muối khoảng 1g.Trong khi đó, ở các thực phẩm tự nhiên như ngũ cốc, hoa quả, thịt gia cầm, cá, trứng, rau tươi đều có 1 lượng muối nhất định.
Với nhu cầu dinh dưỡng của trẻ dưới 1 tuổi, lượng muối trong các thực phẩm này hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu muối của cơ thể trẻ. Còn với các thực phẩm chế biễn sẵn dành cho bé tuổi ăn dặm, bạn nên xem kỹ thành phần muối ghi trên nhãn hàng.
Trẻ dùng bao nhiêu thì đủ?
Mỗi ngày, lượng muối trẻ cần ăn tùy thuộc vào độ tuổi và độ trưởng thành của thận ở trẻ. Thường gặp các trường hợp cha mẹ cho trẻ ăn dư muối hơn là thiếu muối.
Thời điểm bắt đầu cho trẻ ăn dặm 6 tháng tuổi không nên nêm thêm muối hay gia vị khác. Sau thời gian này, nếu sử dụng bột ăn liền có gia vị sẵn thì không nêm gì thêm. Nếu ăn bột gạo xay hoặc 8 tháng ăn cháo thì bắt đầu nêm một ít muối hoặc nước mắm, nước tương, đường… tùy từng món. Sau khi thịt, cá, bột và cháo đã chín thì nêm muối, nước mắm trực tiếp vào cháo hay bột. Cần nêm trước khi cho rau và dầu ăn.
Nhu cầu muối ăn theo độ tuổi:
Trẻ từ 1-3 tuổi: 1,5g/ ngày
Trẻ từ 4-8 tuổi: 1,9g/ ngày
Trẻ từ 9-13 tuổi: 2,2g/ ngày
Trẻ từ 14-18 tuổi: 2,3g/ ngày
Lượng nước mắm dùng cho trẻ chỉ nên khoảng 1/3 muỗng cà phê rồi tăng dần. Đối với trẻ em, nên nêm nhạt vì vị giác của trẻ còn rất nhạy. Nêm vừa miệng người lớn là quá mặn đối với trẻ.
Dù chế biến thức ăn cho trẻ em hay người lớn đều không thể thiếu muối hay nước mắm. Tuy nhiên, cũng như những loại gia vị khác, muối và nước mắm cũng có tác dụng hai mặt, đặc biệt với trẻ em. Vì vậy, sử dụng hai gia vị này như thế nào để vừa tốt cho sức khỏe vừa không bị phản tác dụng là sự lựa chọn khéo léo của mỗi bà mẹ.
Với các công ty lớn và các nhãn hàng có uy tín, hàm lượng muối trong các loại bột ngũ cốc ăn dặm thường được tính toán phù hợp với nhu cầu của trẻ.Với các loại rau đông lạnh, phô mai, nước sốt, khoai tây chiên, thịt nguội… đa phần đều bổ sung muối, nếu không nói là có hàm lượng muối cao, thì không nên cho trẻ 7 tháng tuổi ăn.
Việc tuân thủ những nguyên tắc này sẽ giúp bé tránh được thói quen ăn mặn sau này cũng như phòng ngừa được các bệnh về tim mạch trong tương lai.
Thông tin thêm “Chọn muối iốt để phòng ngừa bệnh”
Kết quả nhiều nghiên cứu khoa học trên thế giới cho thấy, những rối loạn do thiếu iốt ảnh hưởng nặng nề đến sự phát triển về con người cũng như kinh tế của các quốc gia. Các trường hợp rối loạn thiếu iốt trầm trọng có thể gây ra chậm phát triển trí tuệ như đần độn, thậm chí thiếu iốt nhẹ cũng có thể làm giảm khả năng học tập. Thiếu i-ốt còn gây bướu cổ, thai chết yểu, phụ nữ mang thai thiếu iốt làm tăng nguy cơ sẩy thai…
Do độ an toàn cao, chi phí thấp và ai cũng có thể sử dụng nên muối iốt được xem là lựa chọn hợp lý và hiệu quả nhất trong hành trình lâu dài loại trừ các rối loạn do thiếu iốt. Phòng ngừa các rối loạn do thiếu iốt thông qua sử dụng muối iốt thường xuyên là một trong những nhiệm vụ chính của Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (Unicef), đảm bảo cho mọi trẻ em đều có được cơ hội sống và phát triển đầy đủ khả năng của mình.
Một số thực phẩm bổ sung các mẹ có thể xem tại đây >> Thực phẩm bổ sung cho bé
Nguồn: http://bit.ly/2LSRsHN - Shop Bé Bụ Bẫm
Website: https://bebubam.com
EmoticonEmoticon