Phải làm sao khi bé hay chửi bậy chắc hẳn đã có rất nhiều ông bố bà mẹ đã tự hỏi câu này. Chửi thề, nói bậy trước hết không phải trẻ nhỏ cố ý. Trẻ nhỏ trong độ tuổi này chưa phân biệt được thế nào là nói bậy, chửi thề. Trẻ thường bắt chước những lời mà trẻ nghe được, đặc biệt là các từ mới lạ. Do đó khi cha mẹ thấy trẻ có hành vi này thì nên giữ thái độ bình tĩnh để tìm phương pháp xử lý.
Bé chửi bậy
Bé thường bắt chước những ngôn ngữ “lạ” từ bạn bè
Chuyên gia iSmartKids gợi ý một số phương pháp giúp con bạn chấm dứt nói bậy:
1. Xem lại cách giao tiếp của các thành viên trong gia đình.
Các thành viên lớn tuổi trong gia đình cần kiểm tra lại cách giao tiếp. Người lớn phải làm gương cho trẻ. Nếu trong gia đình có người lớn vô tình sử dụng những ngôn từ không hay trước mặt trẻ, trẻ sẽ ghi nhớ và bắt chước bằng cách lặp lại. Vậy nếu trong gia đình có thành viên nào nói bậy, nói tục, chửi bậy trước mặt trẻ thì việc đầu tiên là phải yêu cầu thành viên đó thay đổi. Bên cạnh đó, khi cha mẹ cho trẻ xem các chương trình tivi, cha mẹ nên chọn lọc chương trình, đặc biệt những chương trình không phù hợp với độ tuổi của trẻ và có những ngôn ngữ chưa chuẩn mực.
2. Hãy hỏi trẻ để biết nguyên nhân và giải thích cho trẻ
Thay vì nóng giận, mắng trẻ, cha mẹ hãy bình tĩnh hỏi trẻ xem: “Con đã nghe ở đâu câu chửi thề đó?”, “Nếu con nói như thế là mẹ không vui?”… Hãy giải thích đơn giản cho trẻ hiểu những từ nói bậy đó là không nên sử dụng. Hãy kiên nhẫn để trẻ hiểu rằng nói tục không phải cách cư xử tốt đẹp nên không được mọi người yêu quý.
3. Thực hiện biện pháp “phạt”
Nếu trẻ tiếp tục hành vi này, vẫn nói bậy, cố tình phớt lờ yêu cầu của cha mẹ, khi đó cha mẹ nên đưa ra nguyên tắc phạt trẻ, nếu trẻ còn tiếp tục nói bậy. Hình phạt hiệu quả nhất không phải là việc đánh đòn trẻ. Cha mẹ có thể sử dụng phương pháp như: “nhốt” đồ chơi của trẻ thích trong một thời gian nhất định, rút lại một món quà đã hứa mua cho trẻ, … Trong quá trình lớn khôn và học giao tiếp, trẻ khó tránh khỏi việc nói bậy. Tuy nhiên, cha mẹ cần quan tâm thường xuyên để phát hiện sớm và giúp trẻ loại bỏ chúng.
Mẹ nên làm gì?
Tất nhiên, bạn cần phải uốn nắn trẻ ngay. Đặt ra quy định cứng rắn cho cả trẻ và tất cả mọi người trong gia đình. Nếu bạn cứ sử dụng những từ ngữ thô tục, bạn không thể mong đợi con mình tránh xa chúng được. Áp dụng những hình phạt khi có ai đó vi phạm. Phải chắc rằng bạn có ghi nhận nỗ lực của trẻ trong việc kiềm chế chửi thề, đặc biệt là trong những lúc căng thẳng hoặc thất vọng.
Vì bé chưa thể hiểu được sự tổn thương mà những từ ngữ có thể mang lại, ba mẹ nên là tấm gương trong việc cư xử
Ở lứa tuổi này, trẻ chưa hiểu được sự xúc phạm mà những câu chửi thề mang lại. Bạn có thể cũng muốn giải thích cho trẻ về sự phân biệt chủng tộc và sự phân biệt giới tính, nếu chúng theo kịp, và cả việc chúng làm người khác buồn như thế nào.
Nếu bé nhà các bạn có hay chủi bậy thì các ông bố bà mẹ hãy bình tình, kiềm chế và hãy thử áp dụng những điều mà chúng tôi đã giới thiệu ở trên nhé. Đừng nóng giận hay đánh trẻ điều đó sẽ phản tác dụng đấy. Trẻ em như tờ giấy trắng những thói hư đó cũng do chúng học từ người lớn mà ra. Vậy nên hãy rút kinh nghiệm và giao dục trẻ ngay từ ban đầu nhé. Chúc các bạn thành công.!
Nguồn: http://bit.ly/2Hff3j4 - Shop Bé Bụ Bẫm
Website: https://bebubam.com
EmoticonEmoticon